Theo phong thủy học thì khi trong gia đình có người nào từ 70 tuổi trở lên thì con cháu đều làm lễ Thượng Thọ: làm cơm mời họ hàng, bố cáo làng xóm, lễ vật dâng tổ tiên cùng với đọc văn khấn lễ thượng thọ. Đây là nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam ta từ bao đời nay, với hàm ý ẩn chứa rất ý nghĩa về uống nước nhớ nguồn, làm con phải nhớ ơn sinh thành dưỡng dục. Tục lệ này rất là đáng được trân trọng, cần phải gìn giữ và phát hủy tập tục này.
1. Ý nghĩa Lễ Thượng Thọ là gì? Tại sao phải làm lễ Thượng Thọ.
Như đã nói ở trên thì đây là 1 nghi lễ cổ truyền của Việt Nam ta từ ngàn đời nay, vẫn được truyền đi truyền lại từ đời này qua đời khác. Với đạo nghĩa bên trong mà bất cứ người con nào cũng cần phải khắc tốt ghi tâm “Sông có cội nước có nguồn, con người có tổ có tông”. Nếu phận làm con mà không nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ, thì quả thật người con đó là người bất hiếu. Từ trong giáo lý Kinh Thánh thì được dậy hiếu kính, phụng dưỡng và nghe lời cha mẹ mình như là lời Chúa. Còn trong đạo Phật thì cũng dạy bảo làm con phải nhớ ơn sinh thành dưỡng dục, thảo hiếu và chăm sóc cha mẹ. Tóm lại chẳng phải từ trong các đạo đều dạy bảo con cái không bao giờ được quên ơn nghĩa 9 tháng 10 ngày sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Luôn luôn phải nhớ ơn và đền đáp công ơn bậc sinh thành. Vì thế việc tổ chức thượng thọ là không thể thiếu được. Tùy vào kinh tế gia đình để làm lớn hay làm nhỏ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn quý bạn cách sắm đồ lễ chuẩn bị trước khi đọc văn khấn yết cáo Tổ tiên (văn khấn lễ thượng thọ) trong lễ thượng thọ.
2. Cách sắm lễ để cúng gia tiên trước khi đọc văn khấn lễ thượng thọ:
– Gia chủ chuẩn bị mâm lễ gồm: Vàng mã, hương hoa, quả cùng mâm lễ mặn gồm gà xôi hoặc lễ tam sinh (lợn, bò, dê). Sau đó mang ra đình lễ Thần, được gọi là bái tạ Thần Hưu (với ý nghĩa cảm tạ các Thần đã phù hộ cho gia đình cho cha mẹ sống lâu để làm lễ thượng thọ).
3.Chia sẻ cách dâng lễ để chọn thời điểm đọc văn khấn lễ mừng thọ
– Lúc lễ, cha mẹ ăn mặc đẹp, ngồi trên ghế đặt chính giữa, con cháu tế tự lễ bái. Con cái dâng lễ, mỗi người dâng một chén rượu, mừng thọ, hoặc nâng một làn quả đào gọi là bàn đào chúc thọ.
– Con cháu lễ bái xong rồi tổ chức cỗ bàn ăn mừng, mời hàng xóm, khách khứa đến dự. Khách đem lễ vật đến mừng và chứng kiến sự hạnh phúc của cụ, sự hiếu thảo của con cháu. Họ hàng cũng có lời chúc mừng. Hai bên nhà có treo những câu đối, đại tự để mừng cụ. Có nhà còn mời ca nhi tới để ngâm thơ, ca hát.
– Trong lúc mọi người đông đủ, thưa vài câu chuyện thì gia chủ đứng lên xin phép mọi người đọc văn khấn yết cáo tổ tiên (trong lễ thượng thọ) hay còn gọi là văn tế yết cáo tổ tiên.