Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong truyền thống văn hóa người Việt. Trong mỗi ngôi nhà, ta không khó bắt gặp hình ảnh bàn thờ tổ tiên được đặt tại nơi trang trọng nhất của gia đình.
Văn khấn gia tiên là cách để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết khấn đúng cách. Vì vậy, Baosaibantho.vn sẽ giới thiệu cho quý bạn bài văn khấn nôm truyền thống dùng để khấn gia tiên tại nhà.
Văn khấn gia tiên giúp gia chủ thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo đối với ông bà tổ tiên
Văn khấn cúng gia tiên dùng khi nào?
Văn khấn cúng gia tiên có thể áp đụng được trong các trường hợp như sau:
+ Cúng gia tiên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để được ông bà tổ tiên phù hộ
+ Cúng gia tiên ngày rằm, mùng 1 đầu tháng
+ Cúng gia tiên vào những dịp lễ tết theo truyền thống văn hóa người Việt: Tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan,….
+ Bài văn khấn gia tiên mẫu
Bàn thờ gia tiên
Ngày nay, khoa học phát triển nhưng vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích cho một số hiện tượng lạ xảy ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thế giới là vô tận, và sẽ mất rất lâu để con người chúng ta hiểu hết được chúng hoặc cũng có thể là không bao giờ.
Quan niệm xưa luôn cho rằng thế giới tâm linh luôn luôn tồn tại song song với thế giới thực, họ luôn theo sát và bảo vệ chúng ta. Dù đúng hay sai nếu chúng ta tin tưởng đúng cách thì đây vẫn là một nét đẹp văn hóa cần phát huy, tuy vậy quý bạn cần hành xử đúng cách để không biến đó thành hiện tượng mê tín.
Thế giới tâm linh cũng giống như thế giới tự nhiên vậy, có rất nhiều điều mà ta không thể nắm bắt và hiểu hết được, vì vậy mọi việc thờ cúng chủ yếu là theo tục lệ từ xa xưa. Qua đó thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất.
Phật dạy mỗi người sau khi qua thế giới bên kia tùy theo nghiệp mà họ đã tạo sẽ được đầu thai vào các cảnh giới khác nhau. Như vậy, việc mà ta đốt vàng mã hay sát sinh cúng tế hoàn toàn không thể gửi gắm cho người thân đã khuất những đồ dùng để họ có cuộc sống đầy đủ ở thế giới bên kia như ta tưởng tượng, mặt khác nó còn đem lại nghiệp xấu cho người cúng và cả những người được cúng.
Để báo hiếu, thể hiện sự biết ơn đối với người đã khuất thì phải làm nhiều việc tốt, việc thiện, luôn yêu thương giúp đỡ người khác, làm tròn chữ hiếu đối với cha mẹ,…từ đó những công đức ấy sẽ được gửi gắm hồi hướng cho tổ tiên ông bà, dù cho họ ở cảnh giới nào cũng đều có thể nhận được.
Như vậy, khi sắm các lễ vật để cúng bái tổ tiên gia chủ không nên sát sinh, nên tránh rượu thịt và 5 ngũ tân như hành, tỏi, hẹ, kiệu, nén. Với những lễ đơn giản quý bạn chỉ cần hoa, quả, nước tịnh, hương, đèn hoặc có thể thêm vài món ăn chay là đủ.
Dưới đây là bài văn khấn gia tiên tại nhà được mọi người sử dụng nhiều nhất:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm ……………..
Tín chủ con là ……………………………………………….
Ngụ tại ………………………….. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ.
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật.
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông.
Người người được chữ bình an.
Tám tiết vinh khang thịnh vượng.
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang.
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!”