Bách Lộc http://baosaibantho.vn Chất lượng từ tâm Fri, 07 Oct 2022 06:23:12 +0000 vi hourly 1 VĂN KHẤN LỄ THƯỢNG THỌ TẠI ĐÌNH http://baosaibantho.vn/van-khan-le-thuong-tho-tai-dinh-190/ http://baosaibantho.vn/van-khan-le-thuong-tho-tai-dinh-190/#respond Mon, 16 May 2022 09:41:16 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=190

Theo phong thủy học thì khi trong gia đình có người nào từ 70 tuổi trở lên thì con cháu đều làm lễ Thượng Thọ: làm cơm mời họ hàng, bố cáo làng xóm, lễ vật dâng tổ tiên cùng với đọc văn khấn lễ thượng thọ. Đây là nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam ta từ bao đời nay, với hàm ý ẩn chứa rất ý nghĩa về uống nước nhớ nguồn, làm con phải nhớ ơn sinh thành dưỡng dục. Tục lệ này rất là đáng được trân trọng, cần phải gìn giữ và phát hủy tập tục này.

1. Ý nghĩa Lễ Thượng Thọ là gì? Tại sao phải làm lễ Thượng Thọ.

Như đã nói ở trên thì đây là 1 nghi lễ cổ truyền của Việt Nam ta từ ngàn đời nay, vẫn được truyền đi truyền lại từ đời này qua đời khác. Với đạo nghĩa bên trong mà bất cứ người con nào cũng cần phải khắc tốt ghi tâm “Sông có cội nước có nguồn, con người có tổ có tông”. Nếu phận làm con mà không nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ, thì quả thật người con đó là người bất hiếu. Từ trong giáo lý Kinh Thánh thì được dậy hiếu kính, phụng dưỡng và nghe lời cha mẹ mình như là lời Chúa. Còn trong đạo Phật thì cũng dạy bảo làm con phải nhớ ơn sinh thành dưỡng dục, thảo hiếu và chăm sóc cha mẹ. Tóm lại chẳng phải từ trong các đạo đều dạy bảo con cái không bao giờ được quên ơn nghĩa 9 tháng 10 ngày sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Luôn luôn phải nhớ ơn và đền đáp công ơn bậc sinh thành. Vì thế việc tổ chức thượng thọ là không thể thiếu được. Tùy vào kinh tế gia đình để làm lớn hay làm nhỏ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn quý bạn cách sắm đồ lễ chuẩn bị trước khi đọc văn khấn yết cáo Tổ tiên (văn khấn lễ thượng thọ) trong lễ thượng thọ.

2. Cách sắm lễ để cúng gia tiên trước khi đọc văn khấn lễ thượng thọ:

– Gia chủ chuẩn bị mâm lễ gồm: Vàng mã, hương hoa, quả cùng mâm lễ mặn gồm gà xôi hoặc lễ tam sinh (lợn, bò, dê). Sau đó mang ra đình lễ Thần, được gọi là bái tạ Thần Hưu (với ý nghĩa cảm tạ các Thần đã phù hộ cho gia đình cho cha mẹ sống lâu để làm lễ thượng thọ).

3.Chia sẻ cách dâng lễ để chọn thời điểm đọc văn khấn lễ mừng thọ

– Lúc lễ, cha mẹ ăn mặc đẹp, ngồi trên ghế đặt chính giữa, con cháu tế tự lễ bái. Con cái dâng lễ, mỗi người dâng một chén rượu, mừng thọ, hoặc nâng một làn quả đào gọi là bàn đào chúc thọ.

– Con cháu lễ bái xong rồi tổ chức cỗ bàn ăn mừng, mời hàng xóm, khách khứa đến dự. Khách đem lễ vật đến mừng và chứng kiến sự hạnh phúc của cụ, sự hiếu thảo của con cháu. Họ hàng cũng có lời chúc mừng. Hai bên nhà có treo những câu đối, đại tự để mừng cụ. Có nhà còn mời ca nhi tới để ngâm thơ, ca hát.

– Trong lúc mọi người đông đủ, thưa vài câu chuyện thì gia chủ đứng lên xin phép mọi người đọc văn khấn yết cáo tổ tiên (trong lễ thượng thọ) hay còn gọi là văn tế yết cáo tổ tiên.

4. Văn khấn yết cáo tổ tiên (văn khấn lễ Thượng Thọ)

Trong lễ Thượng Thọ có làm văn tế yết cáo Tổ Tiên như sau:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, Chư Phật mười phương
Hôm nay ngày. …tháng….năm………
Tại (địa chỉ)…………………………………
Hậu duệ tôn là:…………………………… quỳ trước linh vị (đọc linh vị của Thủy Tổ, Tiên Tổ được liệt thờ trong nhà thờ họ………..
Kính cẩn lạy tâu rằng:
Cúi nghĩ: tuổi tác tự Trời Phật ban cho
Hình hài nhờ Tổ Tiên mới có
Nay:…………………………………………
Toàn dân hớn hở đón xuân sang
Tín chủ mừng vui làm lễ thọ
Yết cáo chư vị Thần Linh
Kính lạy miếu đường Tiên Tổ
Xin rộng lòng nhân
Nguyện vun trồng đức độ
Mong Sao Ngày tháng mãi bền lâu
Ước gốc cành thê củng cố
Tưởng niệm công đức ngày xưa
Gọi chút hương khói lễ nhỏ
Ngửng trông chứng giám tấc thành
Cúi xin phù trì bảo hộ
Mong Tiên linh khơi rộng mạch Trường sinh
Cho hậu duệ leo lên thềm Thượng thọ
Trên Thiên tào tăng niên kỷ lâu dài, như rùa hạc vô cương
Dưới Hải ốc tươi phúc lộc dồi dào, như suối nguồn bất hủ
Khấn đầu cúi lạy Thần linh, tiên tổ thượng hưởng!”
]]>
http://baosaibantho.vn/van-khan-le-thuong-tho-tai-dinh-190/feed/ 0
Bài văn khấn Thành Hoàng làng ở Đình, Đền, Miếu, Phủ http://baosaibantho.vn/bai-van-khan-thanh-hoang-lang-o-dinh-den-mieu-phu-186/ http://baosaibantho.vn/bai-van-khan-thanh-hoang-lang-o-dinh-den-mieu-phu-186/#respond Mon, 16 May 2022 09:24:18 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=186 Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Sau đây là bài Văn khấn Thành Hoàng làng chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo.

Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người… Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Trong lễ cúng Thành Hoàng làng không thể thiếu bài văn khấn cùng cách chuẩn bị lễ vật dâng lên. Mời các bạn tham khảo chi tiết qua bài viết sau đây của Hoatieu.vn nhé.

[Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ]

1. Ý nghĩa lễ cúng Thành Hoàng làng

Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.

Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.

Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng.

Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

2. Cách chuẩn bị lễ cúng bái tại đình, đền, miếu

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.

Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).

Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.

Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…

Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:

– 1 vị chúa

– 2 vị hầu cận

– 12 vị cô sơn trang

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…

 

3. Văn khấn Thành Hoàng làng tại đình, đền, miếu

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hương tử con là ……………………………… Tuổi ………………………….

Ngụ tại………………………………………….………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(âm lịch)

Hương tử con đến nơi ……………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính lễ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!”

]]>
http://baosaibantho.vn/bai-van-khan-thanh-hoang-lang-o-dinh-den-mieu-phu-186/feed/ 0
Bài khấn đi chùa ngắn gọn ngày rằm, mùng 1 hàng tháng http://baosaibantho.vn/bai-khan-di-chua-ngan-gon-ngay-ram-mung-1-hang-thang-157/ http://baosaibantho.vn/bai-khan-di-chua-ngan-gon-ngay-ram-mung-1-hang-thang-157/#respond Fri, 13 May 2022 10:04:10 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=157 Đi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới, ngày rằm, mùng Một âm lịch để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Nhưng đi lễ chùa sao cho đúng cách, đúng văn hóa thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách sắm lễ vật đi lễ chùa và bài khấn mùng 1, ngày rằm ở chùa chuẩn nhất.

1. Văn khấn lễ Phật

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ………….

Tín chủ con là …………………………………………..

Ngụ tại……………………………………………………..

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”

2. Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ……. tháng ……. năm …….

Tín chủ con là……………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)”

3. Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát (Phật Bà Quan Âm)

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm…..

Tín chủ (chúng) con là: …………………

Ngụ tại: …………………………………….

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”

4. Bài văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)”

5. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là…………………………………..

Ngụ tại:……………………………………………

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)”

Sắm lễ đi lễ chùa

  • Khi đi lễ chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, các loại quả, oản, xôi, chè…
  • Trên hương án của chính điện tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa chỉ được dâng đặt lễ chay tịnh, không đặt lễ mặn.
  • Lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu.
  • Vàng mã, tiền âm phủ chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
  • Không nên đặt tiền thật trên các ban thờ mà nên bỏ vào hòm công đức.
  • Không nên đặt rượu, bia, thuốc lá trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.
  • Hoa tươi lễ Phật nên chọn các loại hoa sen, hoa huệ, hoa ngâu, hoa mẫu đơn… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Cách hành lễ khi đi chùa

  • Đến chùa hành lễ phải đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
  • Tiếp theo là chính điện nơi thờ Tam Bảo.
  • Sau đó mới đi lễ ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
  • Cuối cùng là lễ ở nhà thờ Tổ.
]]>
http://baosaibantho.vn/bai-khan-di-chua-ngan-gon-ngay-ram-mung-1-hang-thang-157/feed/ 0