Bách Lộc http://baosaibantho.vn Chất lượng từ tâm Thu, 27 Oct 2022 02:32:59 +0000 vi hourly 1 Văn khấn xin bao sái ban thờ thần Tài http://baosaibantho.vn/van-khan-xin-bao-sai-ban-tho-than-tai-344/ http://baosaibantho.vn/van-khan-xin-bao-sai-ban-tho-than-tai-344/#respond Fri, 07 Oct 2022 04:38:30 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=344 Cúng khấn bao sái ban thờ thần Tài là công việc quan trọng, nhất là với các gia đình kinh doanh, buôn bán. Bao sái bàn thờ xin được gửi bạn tham khảo văn khấn bao sái ban thờ Thần Tài để cầu một năm mới tài lộc đầy nhà nhé.

Sau ngày ông Công ông Táo là khoảng thời gian để mỗi gia đình bao sái ban thờ thần tài. Bao sái ban thờ, lau dọn bàn thờ sẽ giúp không gian thờ cúng sạch sẽ, thanh tịnh. Vậy cách sắm lễ vật bao sái ban thờ thần tài như thế nào? Chọn ngày đẹp ra sao? Văn khấn xin bao sái ban thờ thần Tài như nào cho đúng cách để mang tài lộc về cho mình chưa? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của Baosaibantho.vn để có câu trả lời chuẩn xác nhất nhé.

1. Ngày đẹp rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

Theo quan niệm của người xưa thì sẽ có 3 thời điểm tốt nhất để mọi người nên chọn để tỉa chân nhang đó là:

  • Ngày 23 tháng chạp.
  • Ngày vía Thần tài.
  • Ngày rằm tháng 7.

Vậy tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài là việc mà các bạn nên làm là chọn 1 trong 3 thời điểm trên để tỉa chân nhang cho bát nhang thì sẽ tốt nhất.

2. Văn khấn bao sái ban thờ thần Tài

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật.

3. Bài khấn trước khi bao sái ban thờ thần Tài

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Tín chủ tên là…
Cư ngụ tại địa chỉ:…

Hôm nay ngày… tháng… năm… Tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị… (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm, thanh tịnh. Kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho con lau dọn được khang trang, mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ, cho cung tài không động, cung lộc không hao.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ, kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

4. Văn khấn sau khi bao sái ban thờ thần Tài

Bài khấn xin thỉnh các Vị các Ngài về (sau khi lau dọn xong)

Sắp xếp đồ cúng đã chuẩn bị lên.

Thắp 9 nén hương khấn:

Con lạy 9 phương trời

Con lạy 10 phương đất

Con kính lạy chư Phật 10 phương

Con kính lạy 10 phương chư Phật

Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh.

Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân.

Tín chủ con là:……………………………………………..

Cư trú tại:…………………………………………………….

Hôm nay tân niên xuân tiết, ngày lành tháng tốt. Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.

Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.

Năm cũ lộc tài con xin tạ

Năm mới lộc mới con mong cầu.

Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con được an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn.

Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi.

Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.

Tâm trần con có.

Lễ trần con dâng.

Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.

Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

5. Cách rút chân nhang ban thờ Thần Tài

Rút bớt chân nhang là việc nên làm không phải tùy tiện hàng ngày, thích làm lúc nào cũng được đâu. Có 1 nguyên tắc là. Thời điểm tốt nhất rút chân nhang vào các ngày 23 tháng chạp (cùng dịp lau bọn bàn thờ cuối năm) , ngày vía thần tài, ngày rằm tháng 7. Còn những nơi thắp hương thường xuyên hơn. Bạn nên kết hợp cúng ngày rằm hàng tháng để rút chân nhang

Rút chân hương bàn thờ thần tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc thốc nắm 1 bó chân. Gia chủ lưu ý chọn để lại những chân hương đẹp nhất, để lại chân nhang theo số lẻ 3 – 5 – 7 – 9. Số chân hương lược bớt mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.

Gia đình nào tiến hành tỉa chân nhang cũng nên lưu ý về chọn người thực hiện. Bạn nên chọn người chỉn chu và cẩn thận để thực hiện một cách thành kính nhất. Trước khi thực hiện, người đó nên tắm rửa sạch sẽ và thay đồ để đảm bảo sự thành kính.

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo.

Đại đa số thì cho rằng, nên dọn bát hương, tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp. Số khác lại cho rằng sang tháng Chạp là gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang, sau rằm tháng Chạp là tốt nhất.

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định tỉa chân nhang trước hay sau ngày ông Công ông Táo là đúng. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình đều tiến hành tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ sau ngày ông Công ông Táo.

6. Lễ vật tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài

Để có thể thực hiện rút chân nhang một cách đúng nhất thì trước tiên chúng ta cần phải chuẩn bị những đồ lễ như:

  • Một đĩa hoa quả tùy tâm vào gia chủ.
  • Một đĩa tiền vàng.
  • 5 chén rượu và 5 chén nước.
  • Một đĩa cau trầu.
  • 10 bông cúc vàng chia thành hai lọ để hai bên.

Ngoài ra chúng ta cũng nên chuẩn bị những vật dụng để chuẩn bị bao sái bàn thờ:

  • Chuẩn bị rượu trắng giã với gừng.
  • Khăn sạch dùng riêng để lau bàn thờ.

7. Văn khấn bao sái ban thờ thần Tài hàng ngày

VĂN KHẨN BAN THỜ THẦN TÀI HÀNG NGÀY

“Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

Con niệm. Nam mô A Di Đà Phật

Con niệm. Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần

Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần

Con kính lạy Bản xứ Thổ Địa Phúc Đức Chính thần

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tin chủ chúng con là:……………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………..

Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):………………………Kinh doanh

Hôm nay là ngày…. tháng . năm… âm lịch, tin chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mới ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại. Con cầu xin các ngài phù hộ cho:…………………………… Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty…) ngày càng phát triển.

Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tổng tâm

Chúng con lễ bạc tâm thành trước ăn kinh lễ, củi xin được phủ hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật

]]>
http://baosaibantho.vn/van-khan-xin-bao-sai-ban-tho-than-tai-344/feed/ 0
Lập Bàn Thờ Thần Tài Vào Ngày Nào Để Làm Ăn Vượng Phát? http://baosaibantho.vn/lap-ban-tho-than-tai-vao-ngay-nao-de-lam-an-vuong-phat-379/ http://baosaibantho.vn/lap-ban-tho-than-tai-vao-ngay-nao-de-lam-an-vuong-phat-379/#respond Wed, 08 Jun 2022 08:54:30 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=379 Lập bàn thờ gia tiên hay bàn thờ thần tài cần phải chọn ngày kỹ càng. Vì vậy mà vấn đề lập bàn thờ thần tài vào ngày nào được rất nhiều gia chủ quan tâm khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực kinh doanh.

Đối với người làm kinh doanh, bàn thờ thần tài rất quan trọng và thường được lập sau khi mở cửa hàng. Khi lập bàn thờ thần tài không chỉ cần chuẩn bị đầy đủ đồ thờ mà còn phải chọn lựa ngày lập thật kỹ càng.

Lập bàn thờ thần tài vào ngày nào chuẩn đem lại nhiều tài lộc?

Chọn ngày lập bàn thờ rất quan trọng đối với người làm ăn buôn bán. Theo quan niệm của người Việt, thần tài – thổ địa là 2 vị giữa của và đem lại nhiều tài lộc, may mắn cho người làm kinh doanh.

Vì vậy, ngày lập bàn thờ thần tài thường được chọn vào ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm hoặc là ngày mùng 10 trong 1 tháng bất kỳ. Trước khi lập bàn thờ thần tài, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật và thực hiện đầy đủ các thủ tục trong buổi lễ.

Bàn thờ thần tài là nơi gia chủ gửi gắm những mong ước của mình trong việc làm ăn, buôn bán.

Ngoài ngày mùng 10 tháng giêng hoặc mùng 10 hàng tháng, các bạn cũng có thể chọn ngày rằm hoặc ngày mùng 1 để lập bàn thờ thần tài.

Nên lập bàn thờ thần tài vào ngày nào thì đó là ngày mùng 10, mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể lựa chọn ngày theo phong thủy hợp với mệnh để tiến hành lập bàn thờ thần tài.

Bên cạnh việc chọn ngày lập bàn thờ thần tài, các bạn cần phải chú ý đến các vấn đề khác như:

Lựa chọn ngày để thỉnh thần tài về bàn thờ

Nếu như ngày lập bàn thờ thần tài có nhiều lựa chọn thì ngày thỉnh thần tài về bàn thờ sẽ có ít lựa chọn hơn.

Ngày tốt nhất để thần tài về nhập tượng chính là ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng. Nếu không thuận tiện hoặc gặp trục trặc các bạn có thể chuyển qua ngày 10 âm lịch hàng tháng cũng không sao.

Nếu như lập bàn thờ thần tài vào ngày nào được nhiều gia chủ quan tâm thì việc thỉnh thần tài về bàn thờ cũng cần phải chú ý. Ngày thỉnh thần tài về về nhập tượng các bạn cần chuẩn bị các lễ vật trong đó bao gồm cả lễ mặn và lễ ngọt.

Lễ cần sắm cho ngày thỉnh thần tài về nhập tượng

Trong ngày thỉnh thần tài về các bạn cần chuẩn bị và sắm sửa lễ vật thật chu đáo. Phong tục tập quán tại mỗi địa phương sẽ khác nhau. Vì vậy các bạn nên cân đối để mua sắm sao cho hợp lý nhất.

Một lễ cúng thỉnh thần tài cơ bản cần có các món sau:

– Hoa cúc vàng hoặc hoa hồng vàng: 10 bông.

– Gà trống lộc: 1 con

– Vịt quay, lợn quay.

– Xôi gấc: 1 đĩa.

– 5 lá trầu, 5 quả cau và 1 mâm ngũ quả.

– Tỏi 5 củ.

– Ngựa nhỏ: 5 ông.

– Mũ ngũ phương long mạch và quần áo thần linh 5 chiếc.

– 1 chai rượu nhỏ mở nắp.

– 1 bao thuốc lá.

– Hương 5 thẻ và 10 lễ tiền vàng, đại thiếc, tiền thần tài,…

Sau khi đã chọn lập bàn thờ thần tài vào ngày nào và sắm đầy đủ các lễ vật cho ngày thỉnh thần tài về nhập tượng các bạn cần thực hiện bước tiếp theo như sau:

Bày biện toàn bộ lễ vật đã sắm lên bàn thờ thật tươm tất để tiến hành cúng và sau đó là an vị lô nhang, cầu an.

Sau khi đốt và cắm 3 thẻ nhang, nếu nhang không cháy hết thì có nghĩa là thần đã không thuận và bạn cần thực hiện cúng lại.

Còn nếu hương cháy hết các bạn có thể khấn tạ và sau đó hạ lễ. Tuy nhiên, sau đó gia chủ cần giữ hương ít nhất 7 ngày và nhiều nhất 100 ngày. Tùy từng điều kiện của gia chủ có thể thay đổi số ngày giữ hương.

Các bạn có thể mỗi ngày thắp 1 nén hương mới vào buổi sáng sớm hoặc thắp hương vòng.

Sau khi thực hiện xong lễ cúng thỉnh thần tài về tượng, bàn thờ thần tài lúc này đã linh nghiệm và thực hiện cúng bái như bình thường.

Cúng thần tài vào ngày nào trong tháng?

Tương tự vấn đề nên lập bàn thờ thần tài vào ngày nào, cúng thần tài vào ngày nào cũng rất quan trọng.

Ngày tốt nhất để cúng thần tài là mùng 10 âm lịch hàng tháng bởi vì đây chính là ngày vía của thần tài.

Ngoài ra, vào các dịp đặc biệt như: giỗ chạp, lễ Tết, mùng 1, ngày rằm,.. các bạn cũng cần chuẩn bị cỗ ngọt hoặc mặn để dâng lên cho các ngài. Thời gian cúng thần tài trong ngày vía thần tài là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng sẽ nhận được nhiều may mắn.

Đối với các cá nhân hoặc gia đình đặt bàn thờ thần tài tại cửa hàng, nơi kinh doanh thì hàng ngày cần thắp hương vào buổi sáng trước khi mở cửa để cầu cho tài lộc vào nhà.

Những lưu ý trong ngày lập bàn thờ thần tài

Việc lập bàn thờ thần tài thổ địa cần phải chu đáo, cẩn trọng. Tuyệt đối không được qua loa đại khái khi cúng bái thì mọi việc mới được thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

Để có được nhiều may mắn và kinh doanh thịnh vượng các bạn cần chú ý để không mắc phải 1 số sai lầm khi khi lập bàn thờ thần tài.

–  Chọn tượng thần tài, thổ địa không cẩn thận: Khi chọn mua tượng thần tài và thổ địa các bạn phải chọn tượng có gương mặt tươi cười, phục hậu. Tuyệt đối không chọn tượng mặt 2 ông không vui vẻ vì nó có thể khiến bạn mất lộc. Cần kiểm tra thật kỹ để tránh tượng bị sứt mẻ làm cho kinh doanh không thuận lợi.

– Có vật nuôi đến quấy phá bàn thờ, lau dọn không cẩn thận thường xuyên.

– Bàn thờ không nghiêm trang.

– Lập bàn thờ thần tài vào ngày nào thì bát hương và tượng 2 thần phải được lau rửa thật sạch từ trước đó rồi mới đem lên cúng.

– Quay ông Cóc 3 chân không đúng cách khiến không đón được lộc hoặc ông Cóc chưa được khai quang điểm nhãn.

– Không có bát nước Minh Đường Tụ Thủy.

– Thắp hương không ngay ngắn hoặc chồng chéo lên nhau.

– Đặt bàn thờ cạnh nhà vệ sinh hoặc bị gương chiếu vào.

– Đồ lễ hạ xuống chỉ nên chia cho ngương nhà hoặc cất lại nhằm giữ lộc. Tuyệt đối không chia cho người ngoài hay rơi vãi sẽ làm mất lộc.

– Thay rượu và nước cần đứng từ ngoài cửa rót ngược vào trong nhà để mang tài lộc vào nhà.

Lập bàn thờ thần tài vào ngày nào rất quan trọng. Các bạn cần chuẩn bị thật kỹ các lễ vật và chọn ngày sao cho phù hợp nhất. Ngày tốt nhất nên lập bàn thờ thần tài đó là ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng âm lịch. Mong rằng bài viết trên từ Baosaibantho.vn sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bàn thờ thần tài.

]]>
http://baosaibantho.vn/lap-ban-tho-than-tai-vao-ngay-nao-de-lam-an-vuong-phat-379/feed/ 0
VĂN KHẤN LỄ THƯỢNG THỌ TẠI ĐÌNH http://baosaibantho.vn/van-khan-le-thuong-tho-tai-dinh-190/ http://baosaibantho.vn/van-khan-le-thuong-tho-tai-dinh-190/#respond Mon, 16 May 2022 09:41:16 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=190

Theo phong thủy học thì khi trong gia đình có người nào từ 70 tuổi trở lên thì con cháu đều làm lễ Thượng Thọ: làm cơm mời họ hàng, bố cáo làng xóm, lễ vật dâng tổ tiên cùng với đọc văn khấn lễ thượng thọ. Đây là nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam ta từ bao đời nay, với hàm ý ẩn chứa rất ý nghĩa về uống nước nhớ nguồn, làm con phải nhớ ơn sinh thành dưỡng dục. Tục lệ này rất là đáng được trân trọng, cần phải gìn giữ và phát hủy tập tục này.

1. Ý nghĩa Lễ Thượng Thọ là gì? Tại sao phải làm lễ Thượng Thọ.

Như đã nói ở trên thì đây là 1 nghi lễ cổ truyền của Việt Nam ta từ ngàn đời nay, vẫn được truyền đi truyền lại từ đời này qua đời khác. Với đạo nghĩa bên trong mà bất cứ người con nào cũng cần phải khắc tốt ghi tâm “Sông có cội nước có nguồn, con người có tổ có tông”. Nếu phận làm con mà không nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ, thì quả thật người con đó là người bất hiếu. Từ trong giáo lý Kinh Thánh thì được dậy hiếu kính, phụng dưỡng và nghe lời cha mẹ mình như là lời Chúa. Còn trong đạo Phật thì cũng dạy bảo làm con phải nhớ ơn sinh thành dưỡng dục, thảo hiếu và chăm sóc cha mẹ. Tóm lại chẳng phải từ trong các đạo đều dạy bảo con cái không bao giờ được quên ơn nghĩa 9 tháng 10 ngày sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Luôn luôn phải nhớ ơn và đền đáp công ơn bậc sinh thành. Vì thế việc tổ chức thượng thọ là không thể thiếu được. Tùy vào kinh tế gia đình để làm lớn hay làm nhỏ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn quý bạn cách sắm đồ lễ chuẩn bị trước khi đọc văn khấn yết cáo Tổ tiên (văn khấn lễ thượng thọ) trong lễ thượng thọ.

2. Cách sắm lễ để cúng gia tiên trước khi đọc văn khấn lễ thượng thọ:

– Gia chủ chuẩn bị mâm lễ gồm: Vàng mã, hương hoa, quả cùng mâm lễ mặn gồm gà xôi hoặc lễ tam sinh (lợn, bò, dê). Sau đó mang ra đình lễ Thần, được gọi là bái tạ Thần Hưu (với ý nghĩa cảm tạ các Thần đã phù hộ cho gia đình cho cha mẹ sống lâu để làm lễ thượng thọ).

3.Chia sẻ cách dâng lễ để chọn thời điểm đọc văn khấn lễ mừng thọ

– Lúc lễ, cha mẹ ăn mặc đẹp, ngồi trên ghế đặt chính giữa, con cháu tế tự lễ bái. Con cái dâng lễ, mỗi người dâng một chén rượu, mừng thọ, hoặc nâng một làn quả đào gọi là bàn đào chúc thọ.

– Con cháu lễ bái xong rồi tổ chức cỗ bàn ăn mừng, mời hàng xóm, khách khứa đến dự. Khách đem lễ vật đến mừng và chứng kiến sự hạnh phúc của cụ, sự hiếu thảo của con cháu. Họ hàng cũng có lời chúc mừng. Hai bên nhà có treo những câu đối, đại tự để mừng cụ. Có nhà còn mời ca nhi tới để ngâm thơ, ca hát.

– Trong lúc mọi người đông đủ, thưa vài câu chuyện thì gia chủ đứng lên xin phép mọi người đọc văn khấn yết cáo tổ tiên (trong lễ thượng thọ) hay còn gọi là văn tế yết cáo tổ tiên.

4. Văn khấn yết cáo tổ tiên (văn khấn lễ Thượng Thọ)

Trong lễ Thượng Thọ có làm văn tế yết cáo Tổ Tiên như sau:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, Chư Phật mười phương
Hôm nay ngày. …tháng….năm………
Tại (địa chỉ)…………………………………
Hậu duệ tôn là:…………………………… quỳ trước linh vị (đọc linh vị của Thủy Tổ, Tiên Tổ được liệt thờ trong nhà thờ họ………..
Kính cẩn lạy tâu rằng:
Cúi nghĩ: tuổi tác tự Trời Phật ban cho
Hình hài nhờ Tổ Tiên mới có
Nay:…………………………………………
Toàn dân hớn hở đón xuân sang
Tín chủ mừng vui làm lễ thọ
Yết cáo chư vị Thần Linh
Kính lạy miếu đường Tiên Tổ
Xin rộng lòng nhân
Nguyện vun trồng đức độ
Mong Sao Ngày tháng mãi bền lâu
Ước gốc cành thê củng cố
Tưởng niệm công đức ngày xưa
Gọi chút hương khói lễ nhỏ
Ngửng trông chứng giám tấc thành
Cúi xin phù trì bảo hộ
Mong Tiên linh khơi rộng mạch Trường sinh
Cho hậu duệ leo lên thềm Thượng thọ
Trên Thiên tào tăng niên kỷ lâu dài, như rùa hạc vô cương
Dưới Hải ốc tươi phúc lộc dồi dào, như suối nguồn bất hủ
Khấn đầu cúi lạy Thần linh, tiên tổ thượng hưởng!”
]]>
http://baosaibantho.vn/van-khan-le-thuong-tho-tai-dinh-190/feed/ 0
Bài văn khấn Thành Hoàng làng ở Đình, Đền, Miếu, Phủ http://baosaibantho.vn/bai-van-khan-thanh-hoang-lang-o-dinh-den-mieu-phu-186/ http://baosaibantho.vn/bai-van-khan-thanh-hoang-lang-o-dinh-den-mieu-phu-186/#respond Mon, 16 May 2022 09:24:18 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=186 Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Sau đây là bài Văn khấn Thành Hoàng làng chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo.

Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người… Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Trong lễ cúng Thành Hoàng làng không thể thiếu bài văn khấn cùng cách chuẩn bị lễ vật dâng lên. Mời các bạn tham khảo chi tiết qua bài viết sau đây của Hoatieu.vn nhé.

[Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ]

1. Ý nghĩa lễ cúng Thành Hoàng làng

Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.

Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.

Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng.

Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

2. Cách chuẩn bị lễ cúng bái tại đình, đền, miếu

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.

Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).

Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.

Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…

Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:

– 1 vị chúa

– 2 vị hầu cận

– 12 vị cô sơn trang

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…

 

3. Văn khấn Thành Hoàng làng tại đình, đền, miếu

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hương tử con là ……………………………… Tuổi ………………………….

Ngụ tại………………………………………….………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(âm lịch)

Hương tử con đến nơi ……………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính lễ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!”

]]>
http://baosaibantho.vn/bai-van-khan-thanh-hoang-lang-o-dinh-den-mieu-phu-186/feed/ 0
Bài cúng và văn khấn Đức Ông http://baosaibantho.vn/bai-cung-va-van-khan-duc-ong-184/ http://baosaibantho.vn/bai-cung-va-van-khan-duc-ong-184/#respond Mon, 16 May 2022 08:08:08 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=184

Người Việt Nam có tục lệ thờ phụng và dâng hương thành kính lên các vị Thần, Phật nhằm mang đến may mắn và thuận lợi. Theo tục lệ truyền thống vào dịp tế, ngày tuần trong tháng người Việt thường đến chùa, thành tâm cầu khấn Đức Phật và Đức Chúa Ông nhằm cầu mong sức khỏe-bình an-tiền tài. Tại bài viết sau đây Bao sái ban thờ sẽ cung cấp nguồn gốc, các lễ vật cần chuẩn bị và văn khấn Đức Chúa Ông đến quý vị và các bạn. 

Bài cúng và văn khấn Đức Ông Chuẩn Chính Xác Nhất

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của việc cúng Đức Chúa Ông

Người Việt có thói quen và tín ngưỡng thờ cúng các vị Thần tiên, Đức Phật từ ngàn xưa. Trong số các tập tục thờ cúng truyền thống không thể không nhắc đến nghi lễ cúng, cầu khấn Đức Chúa Ông. Thông thường các cá nhân, gia đình sẽ thực hiện nghi lễ cúng Đức Ông vào ngày rằm, mùng 1 hoặc ngày lễ Tết trong năm.

Nguồn gốc của Đức Chúa Ông

Đức Ông hay Đức Chúa Ông là danh xưng quen thuộc đối với người thường xuyên đi chùa chiền hoặc tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tại Việt Nam. Theo kinh sách Phật pháp ghi chép lại Đức Ông là một trưởng giả, một doanh nhân giàu có tại Ấn Độ cổ đại. Đức Ông có tên thật là Anathapindika (Cấp Cô Độc), dịch ra nghĩa tiếng Việt có nghĩa là chu cấp cho những người cô độc, nghèo khổ. Tại các Chùa thờ Phật hiện nay Đức Ông có một ban thờ riêng với tượng thờ được đặt trang nghiêm.

Anathapindika nổi tiếng về độ giàu có của mình, ngoài là một doanh nhân, Ngài là một trưởng giả, một tín đồ của Phật giáo. Đức Ông đã bỏ ra một khối tài sản khổng lồ chỉ để mua lại một khu vườn sau đó dát kín mặt vườn bằng vàng để đón tiếp Đức Phật và Tăng đoàn tới thuyết pháp. Có thể nói Đức Ông chính là tín đồ mộ đạo giàu có và rộng rãi nhất từ trước cho tới nay do Phật pháp ghi chép lại.

Không những yêu thích Phật pháp, Đức Ông còn thường xuyên giúp đỡ người khác, làm việc thiện. Ngài nổi tiếng là người có tấm lòng quảng đại, giúp đỡ người nghèo khổ, quả phụ, cô nhi, nhằm tích đức, phổ độ chúng sinh. Ngoài ra Ngài còn là tín đồ một lòng hướng đến Phật, thường xuyên bảo trợ tăng ni, trung thành và hết lòng với Phật giáo. Chính nhờ tấm lòng từ bi hỷ xả, rộng lượng, làm nhiều việc tốt nên Anathapindika đã được thờ phụng tại các ngôi chùa.

Tuy không phải là Phật nhưng ngài được thờ tại các chùa với chức danh Long Thần hộ pháp (Vị thần canh giữ và bảo vệ chùa). Trên thực tế Ông có ban thờ riêng với hai bên văn võ hầu cận. Không chỉ là thần giữ cửa Đức Ông còn là thần bảo hộ trẻ em, nên thường được các gia đình gửi gắm, bán khoán vào cửa Đức Ông. Khi đi chùa bạn cần vào cửa Đức Ông trước xin phép báo cáo rồi mới vào các ban khác.

Ý nghĩa cúng lễ Đức Chúa Ông

Đức Chúa Ông đại diện cho tấm lòng từ bi, giúp đỡ dân nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn. Việc thành tâm cúng lễ Đức ông không chỉ tỏ lòng thành kính với đấng bề trên mà còn để cầu xin Ngài bảo hồ, phổ độ chúng sinh. Khi cầu nguyện tại ban thờ của Đức Ông bạn có thể cầu cho bản thân, gia đình, người thân và mọi người khỏe mạnh, may mắn, bình an. Đức Chúa Ông linh thiêng còn có thể phù hộ độ trì cho công việc làm ăn cũng như để các vận hạn của bạn tai qua bạn khỏi.

                       Ý nghĩa cúng lễ Đức Chúa Ông

Đối với các gia đình có con nhỏ bán khoán cửa Đức Ông việc cúng lễ còn giúp con cái khỏe mạnh, thông minh, lớn lên thuận lợi, thành công. Việc làm lễ cúng còn như một lời cảm ơn đến Đức Chúa Ông vì đã chiếu cố, phù hộ đến con cháu trong nhà. Cầu khẩn Đức Ông để con cái được lớn lên khỏe mạnh, thông minh, hưởng phúc đức từ Đức Chúa Ông.

Các lễ vật cần chuẩn bị khi cúng lễ Đức Ông

Ông bà ta thường quan niệm “Lễ vật lòng thành”, đại ý muốn nói quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm còn lễ vật nhỏ hay to không quan trọng. Tùy thuộc vào phong tục tập quán và đặc điểm của từng vùng miền mà bạn có thể chuẩn bị các lễ vật khác nhau. Thông thường các gia đình có thể chọn mâm lễ mặn hoặc mâm lễ chay để cúng lễ Đức Chúa Ông. Lễ vật theo từng mâm cỗ như sau:

  • Lễ vật cúng chay: Hương, Hoa tươi (hoa hồng đỏ hoặc hoa cúc), Trái cây tươi, Oản, Xôi, Chè,…
  • Lễ vật cúng mặn: Một mâm cơm mặn bao gồm: Thịt gà luộc, Thịt ba chỉ hoặc chân giò lợn luộc, giò, chả,…

Bài văn khấn Đức Chúa Ông

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ………….

Tín chủ con là: ………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa ……………. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Độc Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh nhà Chùa.

Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông để đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tâm nguyện lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Lưu ý: Khi tiến hành nghi lễ cúng tín chủ phải thành kính, thành tâm, mặc quần áo chỉnh tề, sạch sẽ. Khi đọc cần phát ra tiếng để thể hiện lòng thành kính, không nên đọc quá nhỏ hoặc quá to.

Nghi thức hạ lễ sau khi cúng Đức Ông

Sau khi tiến hành cúng và khấn xong, gia chủ cần đợi nhang tàn mới tiến hành vái lạy 3 vái trước ban thờ. Sau đó đem sớ, tiền vàng đi hóa. Lễ vật sẽ được các thành viên trong gia đình sử dụng, không được bỏ đi.

Bao sái ban thờ vừa cung cấp đến quý vị và các bạn nguồn gốc, ý nghĩa và các lễ vật cần chuẩn bị, văn khấn Đức Chúa Ông khi thực hiện nghi lễ cúng. Việc thực hiện nghi lễ cúng Đức Ông sẽ giúp các thành viên trong gia đình được phù hộ độ trì, gia đình hòa thuận, làm ăn thuận lợi, suôn sẻ, bình an và khỏe mạnh. Mong rằng bài viết mà Bao sái ban thờ cung cấp trên đây đã mang đến các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn.

]]>
http://baosaibantho.vn/bai-cung-va-van-khan-duc-ong-184/feed/ 0
Văn khấn Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát (U Minh giáo chủ) http://baosaibantho.vn/van-khan-le-duc-dia-tang-vuong-bo-tat-u-minh-giao-chu-182/ http://baosaibantho.vn/van-khan-le-duc-dia-tang-vuong-bo-tat-u-minh-giao-chu-182/#respond Mon, 16 May 2022 06:51:56 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=182 1. Ý nghĩa cúng lễ Địa Tạng Vương Bồ Tát
Đức Địa tạng Vương Bồ tát là một vị Bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tỉ-khâu phương Đông. Địa Tạng Bồ-tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sanh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.
( Ảnh minh họa)

2. Sắm lễ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Không nên dùng mặn như gà, lợn, giò, chả.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
– Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

3. Hạ lễ sau khi cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

3. Văn khấn cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Minh Vương cứu khổ, Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Tín chủ con là ………………………..
Ngụ tại …………………………………..
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …….âm lịch
Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen báu.

Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt.

Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh. Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, Thần Linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện”
]]>
http://baosaibantho.vn/van-khan-le-duc-dia-tang-vuong-bo-tat-u-minh-giao-chu-182/feed/ 0
Văn khấn ngày vía Mẹ Quan Âm 2022 http://baosaibantho.vn/van-khan-ngay-via-me-quan-am-2022-180/ http://baosaibantho.vn/van-khan-ngay-via-me-quan-am-2022-180/#respond Mon, 16 May 2022 04:31:38 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=180 Bài cúng vía Quan Thế Âm Bồ Tát

Phật Bà Quan Âm giúp gia chủ bình an, có sức khỏe, có tiền tài, tâm sáng trí tuệ khai thông. Sau đây là bài Văn khấn ngày vía Mẹ Quan Âm Bồ Tát, mời các bạn tham khảo.

Quan thế âm bồ tát là vị phật cho sự yêu thương, cho sự đại từ, đại bi. Ngài luôn dang tay che chở, giúp đỡ những người gặp khó khăn, khổ đau. Vào ngày vía Phật Quan Âm, mọi Phật tử ở khắp mọi nơi trên thế gian đều hướng đến việc tổ chức lễ cúng long trọng cũng như ăn chay, niệm phật và phóng sinh để cầu mong được sự phù hộ, che chở của Phật bà. Dưới đây là Văn khấn ngày vía Mẹ Quan Âm 2022, sau đây là nội dung chi tiết.

1. Ngày vía mẹ Quan Âm là ngày nào?

Ngày vía Phật Quan Âm là ngày mà Phật tử ở khắp mọi nơi trên thế gian đều hướng đến việc tổ chức lễ cúng long trọng cũng như ăn chay, niệm phật và phóng sinh để cầu mong được sự phù hộ, che chở của Phật bà. Vậy một năm có bao nhiêu ngày vía mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát và đó là những ngày cụ thể nào?

Trong một năm sẽ có 3 ngày vía của mẹ Quan Âm và đó là những ngày:

  • Ngày 19 tháng 02 âm lịch chính là ngày mẹ Quan Thế Âm Đảng Sinh.
  • Ngày 19 tháng 06 âm lịch là ngày mẹ Quan Thế Âm thành đạo.
  • Ngày 19 tháng 09 âm lịch là ngày mẹ Quan Thế Âm xuất gia.

Ngày vía mẹ Quan Âm 2022 là ngày nào?

  • Ngày 19 tháng 2: rơi vào ngày 21/03/2022
  • Ngày 19 tháng 6: rơi vào ngày 17/07/2022
  • Ngày 19 tháng 9: rơi vào ngày 14/10/2022

Tất cả 3 ngày này đều được gọi chung là ngày vía mẹ Quan Âm. Vì vậy, vào những ngày này, gia chủ sẽ tiến hành làm lễ cúng với những món ăn chay, hoa quả tươi và nước thờ để thành kính dâng lên đức Phật.

2. Cách sắm lễ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

Phật Quan Thế Âm Bồ Tát vốn xuất thân là người nhà Phật. Vì thế, đồ cúng lễ gia chủ cần chuẩn bị phải là đồ chay và bao gồm những đồ lễ như sau:

  • Hương
  • Hoa tươi (nên chọn hoa hồng, hoa cúc vàng,…hoặc những loại hoa có màu đỏ)
  • Quả tươi (nên chọn những loại quả có thân hình tròn, căng mọng và màu sắc tươi sáng như cam, bưởi, lê, quýt,…)
  • Bánh kẹo, phẩm oản
  • Đĩa xôi chay

3. Văn khấn cúng vía Quan Thế Âm bồ tát

(Nếu có thời gian xin đọc bài sám này)

“Khể thủ Quan Âm Ðại bi chủ,
Nguyện lực hoằng thâm tướng hảo thân.
Thiên tí trang nghiêm phổ hộ trì,
Thiên nhãn quang minh biến quán chiếu.
Chân thật ngữ trung tuyên mật ngữ,
Vô vi tâm nội khởi bi tâm,
Tốc linh mãn túc chư hy cầu,
Vĩnh sử diệt trừ chư tội nghiệp.
Long Thiên Thánh chúng đồng từ hộ,
Bách thiên tam muội đốn huân tu,
Thọ trì thân thị quang minh tràng,
Thọ trì tâm thị thần thông tạng.
Tẩy địch trần lao nguyện tế hải,
Siêu chứng Bồ-đề phương tiện môn.
Ngã kim xưng tụng thệ qui y,
Sở nguyện tùng tâm tốc viên mãn.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tốc tri nhất thiết pháp.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tảo đăng trí huệ nhãn.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tốc độ nhất thiết chúng.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tảo đắc thiện phương tiện.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tốc thừa Bát nhã thuyền.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tảo đắc việt khổ hải.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tốc đắc giới định đạo.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tảo đăng Niết bàn sơn.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tốc hội vi vi xá.
Nam mô Ðại Bi Quan Thế Âm,
Nguyện ngã tảo đồng pháp tánh thân.
Ngã nhược hướng đạo sơn,
Ðao sơn tự tồi chiết.
Ngã nhược hướng hỏa thang,
Hỏa thang tự khô kiệt.
Ngã nhược hướng địa ngục,
Ðịa ngục tự tiêu diệt.
Ngã nhược hướng Ngạ quỉ,
Ngạ quỉ giai bảo mãn.
Ngã nhược hướng Tu la,
Ác tâm tự điều phục.
Ngã nhược hướng chúng sinh

Tự đắc đại trí tuệ.
Nam Mô Ðại Bi Quan Thế Âm Bồ-tát
– Trích Ðại Bi Sám Pháp

Văn khấn lễ Đức Bồ Tát Quán Thế Âm

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Nhân Dần

Tín chủ con là: …………………………………

Ngụ tại: ………………………………………….

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia quyến bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! (3 lần, 3 lạy)”

]]>
http://baosaibantho.vn/van-khan-ngay-via-me-quan-am-2022-180/feed/ 0
Văn khấn Ban Đức Thánh Hiền http://baosaibantho.vn/van-khan-ban-duc-thanh-hien-176/ http://baosaibantho.vn/van-khan-ban-duc-thanh-hien-176/#respond Mon, 16 May 2022 03:59:10 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=176 1. Ý nghĩa nghi lễ cúng Đức Thánh Hiền:

Theo tập tục, văn hóa truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.

Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.

Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng.

Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

2.  Sắm lễ cúng Đức Thánh Hiền

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

–  Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

–  Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

–  Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

–  Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

–  Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

–  Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

3. Hạ lễ sau khi cúng Đức Thánh Hiền

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

4. Văn khấn cúng Đức Thánh Hiền

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….. âm lịch
Tín chủ con là …………………………………………….
Ngụ tại …………………………………………………………..
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa. Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khoẻ dồi dào, an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng ………… (tài lộc, cửa nhà)
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện”
]]>
http://baosaibantho.vn/van-khan-ban-duc-thanh-hien-176/feed/ 0
Văn khấn lễ Phật tại Chùa http://baosaibantho.vn/van-khan-le-phat-tai-chua-172/ http://baosaibantho.vn/van-khan-le-phat-tai-chua-172/#respond Mon, 16 May 2022 02:20:06 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=172 Theo phong tục tập quán cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn mong được mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua nạn khỏi,… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn Phật tại chùa.
]]>
http://baosaibantho.vn/van-khan-le-phat-tai-chua-172/feed/ 0
Bài văn khấn gia tiên trong lễ cưới hỏi chuẩn nhất  http://baosaibantho.vn/bai-van-khan-gia-tien-trong-le-cuoi-hoi-chuan-nhat-170/ http://baosaibantho.vn/bai-van-khan-gia-tien-trong-le-cuoi-hoi-chuan-nhat-170/#respond Sat, 14 May 2022 04:41:39 +0000 http://baosaibantho.vn/?p=170 Hôn nhân là một trong những việc hệ trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Vào ngày dạm ngõ, ăn hỏi và ngày cưới, hai bên gia đình đều phải làm lễ yết cáo Gia thần, Gia tiên để báo cáo về việc sắp có thêm một thành viên mới trong gia đình.

Ý nghĩa

Các cụ ta xưa có câu “Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, từ cổ chí kim hôn nhân, cưới gả bao giờ cũng được xem là một trong những việc quan trọng của cả một đời người. Khi hai gia đình nhà trai, nhà gái quyết định tác hợp cho đôi trẻ nên vợ nên chồng và tiến hành các thủ tục: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới thì vào các ngày nêu trên, nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia thần, Gia tiên để báo cáo với Thần linh và tổ tiên về việc sắp có thêm một thành viên mới trong gia đình.

Sắm lễ thắp hương

Lễ dạm ngõ (Chạm ngõ)

Đây là lễ gặp mặt chính thức đầu tiên của hai gia đình nhà trai, nhà gái và được xem là thủ tục cần thiết để “người lớn” hai bên gia đình thưa chuyện với nhau.

Lễ vật trong lễ dạm ngõ rất đơn giản, chỉ gồm chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn. Tùy từng vùng thì lễ vật có thể ít nhiều khác nhau nhưng không bao giờ thiếu lá trầu quả cau vì các cụ ta xưa nay có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

Lễ ăn hỏi

Về phần nhà trai, tùy vào điều kiện mà có thể chuẩn bị 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm đối với phong tục người miền Bắc và 4 – 6 – 8 – 10 mâm đối với phong tục người miền Nam. Mâm quả gồm: trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh ăn hỏi (bánh cốm, bánh phu thê, bánh đậu xanh hay bánh trưng, bánh giầy), chè, mứt sen và các lễ vật khác tùy theo từng gia đình chuẩn bị.

Ngoài những đồ lễ trên nhà trai còn cần chuẩn bị hương, hoa quả tươi, bánh kẹo để đặt lên ban thờ Gia thần, Gia tiên. Có những gia đình còn chuẩn bị một mâm cỗ mặn thịnh soạn để cúng.

Về phần nhà gái, nhà gái sẽ lấy ra một ít vật phẩm từ đồ lễ mà nhà trai mang tới như trầu cau, chè thuốc,… để thắp hương ở bàn thờ tổ tiên, thông báo việc cưới hỏi của con mình.

Lễ cưới

Ở một số vùng như Hà Nội, trước khi đón dâu mẹ chồng sẽ mang một cơi trầu nhỏ sang để thông báo việc nhà trai sắp đón dâu để nhà gái chuẩn bị. Nhiều nơi gọi tục lệ này là lễ “Xin dâu”, sau đó mẹ chồng sẽ về nhà và tránh mặt cô dâu mới cho đến khi cô dâu làm xong lễ ở Gia tiên bên nhà chồng.

“Văn khấn yết cáo Gia thần, Gia tiên

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy tổ tiên họ…. chư vị Hương linh.

Tín chủ(chúng) con là: ………………………………

Ngụ tại: …………………………………………………..

Hôm nay là ngày… tháng…. năm………………

Tín chủ chúng con có con trai (con gái) kết duyên cùng ………………..

Con của ông bà: ………………………………………

Ngụ tại: …………………………………………………..

Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, dâng lên trước án.

Kính lạy trước linh tọa Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, trước linh bài liệt vị Gia tiên, trước Phúc Tổ Di Lai, ông Tơ bà Nguyệt. Xin kính cẩn khẩn cầu:

Sinh trai có vợ (nếu là nhà trai),

Sinh gái có chồng (nếu là nhà gái),

Lễ mọn kính dâng,

Duyên lành gặp gỡ,

Giai lão trăm năm,

Vững bền hai họ,

Nghi thất nghi gia,

Có con có của.

Cầm sắt giao hoà,

Trông nhờ phúc Tổ.

Giãi tấm lòng thành, xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cẩn cáo!”

]]>
http://baosaibantho.vn/bai-van-khan-gia-tien-trong-le-cuoi-hoi-chuan-nhat-170/feed/ 0