Văn hóa thờ cúng là nét tín ngưỡng đẹp của người Việt từ ngàn đời nay. Nếu như ngày xưa bàn thờ chỉ cần bày biện 3 bát hương thì ngày nay, sự ra đời của đồ thủ công mỹ nghệ đã tạo ra nhiều phụ kiện thờ cúng đa dạng cho người dùng chọn lựa như đỉnh đồng, chân nến, hạc thờ, đài thờ, ngai chén, ống hương, hoành phi câu đối,… Bài viết dưới đây sẽ gợi ý các cách trưng bày bàn thờ gia tiên hợp phong thủy nhất của gia đình Việt.
I. Quy tắc chung khi sắp xếp, trưng bày bàn thờ gia tiên
Sắp đặt bàn thờ theo đúng quan niệm phong thủy không chỉ tạo cân bằng, đối xứng cho không gian mà còn tránh được những điều không tốt về tâm linh ảnh hưởng đến cuộc sống của người trần.
Bàn thờ gia tiên phần lớn được đặt ở gian chính giữa, đối diện với cửa chính sao cho khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy ban thờ. Đối với ban thờ thần phật cũng vậy, gia chủ có thể đặt ở hướng chính hoặc quay bên phải, bên trái của ngôi nhà. Tốt nhất, gia chủ nên bày trí bàn thờ ở tầng một để thuận tiện cho việc thắp nhang, chăm sóc, lau bụi hàng ngày.
Nếu ban thờ gia tiên có đặt bài vị và thần phật thì gia chủ cần lưu ý sắp xếp thờ thần phật ở bên trái, tổ tiên ở bên phải. Bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn tượng thần phật. Theo quan niệm của người xưa, thần phật là khách nên tiến hành thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần phật nếu không sẽ không cân bằng quy luật của phong thủy, tâm linh.
Bát hương là một trong những vật phẩm không thể thiếu khi trưng bày bàn thờ gia tiên. Gia chủ có thể chọn bát hương bằng đồng, bát hương sứ. Bát hương được đặt trước bài vị tổ tiên, tượng thần phật. Khi đốt hương thì chỉ được đốt 1 que hoặc 3 que. Bát hương không nên quá đầy tro và thường xuyên rút bớt chân hương để bát hương được “thông thoáng”.
Bên cạnh đó có thể bày trí các vật phẩm: lọ hoa, chân nến, đèn thờ,…. tùy vào diện tích của bàn thờ. Thực phẩm thờ cúng tránh đồ tươi sống, nên dùng đồ chay, hoa quả, bánh kẹo và với số lượng là số lẻ.
II. 5 cách trưng bày bàn thờ gia tiên trong văn hóa thờ cúng của người Việt
1. Cách trưng bày bàn thờ với tượng chân dung truyền thần
Cách trưng bày bàn thờ với tượng chân dung không được phổ biến ở bàn thờ gia tiên của người Bắc Bộ bởi cách thờ này phù hợp với những ban thờ có diện tích rộng lớn (phù hợp với gia chủ làm kinh doanh có điều kiện, rộng rãi). Đây cũng là bộ bàn thờ đầy đủ nhất có cuốn thư đôi câu đối treo trên tường được làm bằng đồng nguyên chất đúc nguyên khối và tone màu vàng mộc. Theo đó tượng chân dung được đặt trên 1 cấp, phía sau đỉnh, có thể là tượng của thế hệ cha ông hoặc tượng Bác Hồ,…
Điểm nổi bật là bộ ngũ sự đầy đủ: đỉnh đồng, chân nến, đôi hạc và các phụ kiện thờ cúng khác: bát hương, mâm bồng, ngai chén, ống đựng nhang, lọ hoa, đèn thờ, … Tất cả được đồng bộ về màu sắc, chất liệu để thể hiện sự trang trọng, tôn nghiêm của không gian thờ tự.
2. Bàn thờ gia tiên với điểm nhấn là đôi hạc chầu
Hạc được xem là loài chim quý tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết, không tham lam, sa đọa. Chúng còn được xem là biểu tượng của sự nghĩa hiệp, quân tử, ưu tú… Tương truyền rằng, hạc còn là loại chim tiên của sự trường thọ, bất tử. Một số cuốn sách đã nói về điều này như cuốn “Tướng hạc kinh”, trong đó có câu ví chim hạc là loài “thọ bất khả lượng”. Nghĩa là sống lâu không thể tính được, chính vì lý do đó mà con cháu sau này thường lấy hình ảnh chim hạc để thay cho lời chúc về sự trường thọ.
Trong quan niệm tâm linh của người Việt, hình ảnh hạc thờ được sử dụng để đặt trên bàn thờ gia tiên. Hình ảnh đôi hạc ngậm hoa, cưỡi mai rùa là biểu tượng của sự hòa hợp âm dương, đất trời. Điều này thể hiện nguyện ước mong một đời bình an, hạnh phúc của mỗi gia đình.
Bên cạnh đó, đôi hạc còn được sử dụng như một liệu pháp để “trấn phong thủy”, ngăn chặn tà khí, điều xấu vào nhà. Đôi hạc được đặt ở vị trí liên kết tâm linh huyền bí với thế vững chắc. Với mong ước gia đình luôn hạnh phúc, hòa thuận để vượt qua mọi chuyện khó khăn trong cuộc sống.
Cách đặt hạc thờ đúng phong thủy
Đối với đôi hạc kích thước nhỏ thì nên đặt cùng hàng với đỉnh thờ ở phía cuối bàn thờ. Đối với đôi hạc to nên để chầu ở dưới đất. Lưu ý, gia chủ cần đặt ở nơi cao ráo, khô thoáng, tránh ẩm thấp để linh vật phát huy hết công dụng của mình. Tuyệt đối không nên đặt hạc trong nhà tắm hoặc hướng vào những nơi khí không tốt như nhà vệ sinh, ẩm ướt…
3. Bộ đỉnh đồng tam sự đi cùng đại tự câu đối
Khác với hai cách trưng bày trên, cách này sử dụng bộ tam sự kết hợp với đại tự câu đối mang màu tối để tăng sự uy nghiêm, thiêng liêng của tâm linh nguồn cội.
Bộ tam sự gồm đỉnh đồng và đôi chân nến được làm từ đồng vàng đúc nguyên khối mang lại giá trị, độ bền mãi mãi cho sản phẩm. Trong khi đó, bộ câu đối cũng được đúc thủ công từ đồng nguyên chất và chữ Đức – Lưu – Quang trên đại tự thể hiện lời răn dạy của cha ông và cũng là mong muốn về cuộc sống an nhiên, tự tại của người đời.
Bát hương chính được đặt sau bộ đỉnh như đưa linh hồn cha ông về với con cháu và gửi tấm lòng thành kính, biết ơn của con cháu với tổ tiên của mình. Kết hợp 1 số phụ kiện như đôi đèn, lọ hoa, mâm bồng hoa quả,… sẽ khiến bàn thờ gia tiên đủ đầy và ấn tượng.
4. Sử dụng ngai thờ làm điểm nhấn trên bàn thờ gia tiên
Sử dụng ngai thờ làm điểm nhấn trên bàn thờ gia tiên
Điểm đặc biệt của cách trưng bày bàn thờ này là có thêm ngai thờ được đặt sau đỉnh đồng ngũ sự. Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, cách bày trí đồ thờ này còn thể hiện sự thịnh vượng, gia thế, địa vị của gia chủ (thường gia chủ là con trưởng hoặc trưởng họ, chi trưởng,…).
Bộ ngũ sự đỉnh đồng được làm từ đồng nguyên chất mạ vàng cao cấp; các chi tiết được chạm khắc cầu kì, tinh xảo có tính thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên, gia chủ nên đồng bộ về màu sắc của các phụ kiện để tránh gây rối mắt và mất thẩm mỹ, cân xứng và có thể kết hợp các phụ kiện đi kèm như: bát hương, đài thờ, ngai chén, mâm bồng, lọ hoa,…
5. Kết hợp bộ ngũ sự và cuốn thư câu đối
Kết hợp bộ ngũ sự và cuốn thư câu đối
Cách bố trí đơn giản chỉ gồm bộ ngũ sự và cuốn thư câu đối đã thể hiện được hết ý nghĩa và ý muốn của gia chủ. Gia chủ có thể đặt tam sự hạc phía trong và đôi nến đặt ra rìa bàn thờ để người nhà dễ dàng thắp nến.
Vì đặt ít đồ thờ nên cuốn thư được hạ thấp, đặt gần đỉnh đồng hơn. Đặc biệt bộ cuốn thư câu đối được phủ màu đen bóng sang trọng như tăng sự huyền bí, linh thiêng.
Gia chủ có thể đặt thêm một số phụ kiện như: ngai chén, đôi đèn, lọ hoa,… mà không ảnh hưởng tới bộ ngũ sự.
Tùy theo điều kiện và diện tích của ban thờ, gia chủ nên chọn cách trưng bày bàn thờ gia tiên phù hợp để tạo sự cân xứng, đẹp mắt cho không gian và thu hút tài lộc, vượng khí cho gia chủ.