Ý nghĩa của tục lệ thờ cúng tổ tiên tại các gia đình Việt
Tại một số quốc gia phương Đông trong đó có Việt Nam tập tục thờ cúng ông bà tổ tiên được xem là nghi thức tín ngưỡng tâm linh quan trọng. Đối với người Việt phong tục thờ cúng gia tiên, tiền tổ đã có từ ngàn năm về trước và được lưu giữ, truyền lại qua nhiều thế hệ. Người Việt tin rằng người đã khuất sống tại một thế giới nhưng vẫn có thể kết nối với người sống thông qua việc thờ cúng. Thờ cúng gia tiên cũng là cách người Việt thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tưởng nhớ đến người đã khuất.
Chính vì vậy trên khắp đất nước Việt Nam không kể Nam-Bắc, vùng miền, dân tộc, tín ngưỡng, đều có truyền thống thờ cúng gia tiên tiền tổ. Đây còn được xem như một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt trong mắt bạn bè và du khách quốc tế.
Bàn thờ gia tiên gồm những gì?
Thờ cúng gia tiên là một nghi lễ phổ biến và có tính “bắt buộc” tại Việt Nam, đại diện cho một nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Phong tục này mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp cũng như giá trị văn hóa tín ngưỡng tâm linh. Người Việt coi trọng việc thờ cúng, nên đồ thờ, vật phẩm thờ cúng được lựa chọn kỹ lưỡng. Trên bàn thờ sẽ được bày biện các vật phẩm thờ cúng theo thứ tự và nguyên tắc nhất định.
Tùy thuộc vào văn hóa vùng miền cũng như điều kiện và nhu cầu thờ cúng của từng dân tộc, gia đình mà vật phẩm thờ cúng sẽ có sự thay đổi nhất định. Ngoài ra bàn thờ gia tiên gồm những gì còn phụ thuộc diện tích, kích thước của bàn thờ tại các gia đình. Bên cạnh đó vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên còn phụ thuộc vào mục đích thờ cúng. Cụ thể còn được căn cứ vào việc gia chủ là con thứ hay con trưởng, là người thờ cúng chính, hay thờ vọng. Tuy nhiên về cơ bản bàn thờ gia tiên tại các gia đình đều cần các vật phẩm thờ cúng cần thiết sau đây:
1. Bát hương
Vật phẩm đầu tiên và không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên chính là bát hương hay bát nhang. Công dụng chính của vật phẩm này là cắm hương mỗi khi thực hiện nghi lễ cúng bái. Người xưa cho rằng bát hương chính là linh vật kết nối giữa 2 thế giới âm và dương. Ngoài ra trong phong thủy bát hương còn là nơi ông bà, người đã khuất cư ngụ khi trở về dương gian. Tùy thuộc vào mục đích thờ cúng và diện tích bàn thờ mà các gia đình có thể chọn số lượng và kích thước bát hương phù hợp.
Bát hương thường được sản xuất với kích thước theo phong thủy thước Lỗ Ban nhằm mang đến may mắn và ý nghĩa phong thủy cho các gia đình. Thông thường trên bàn thờ sẽ có 3 bát hương bao gồm: Bát hương ở giữa có kích thước lớn nhất thờ Thổ Công trong nhà; Bát hương nằm về phía tay trái có kích thước nhỏ hơn thờ gia tiên; Bát hương nằm về phía tay phải có kích thước bằng bát hương thứ 2 thờ Bà Cô và Ông Mãnh. Đối với các gia đình có bàn thờ Thổ Công và gia tiên riêng có thể đặt 1 bát hương.
2. Ống cắm hương
Ống cắm hương được sử dụng với mục đích chính là để cắm hương hoặc cắm đũa ăn trên bàn thờ. Thông thường ống cắm hương sẽ được đặt cân xứng 2 bên bàn thờ hoặc đặt cạnh bình cắm hoa. Sử dụng ống cắm hương giúp bàn thờ được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp hơn. Tuy nhiên đối với các gia đình có diện tích bàn thờ vừa và nhỏ thì không cần đặt thêm ống cắm hương.
3. Bộ bát cúng cơm
Bát cúng trên bàn thờ gia tiên của người Việt thường có 6 chiếc được dùng với mục đích đựng đồ lễ cúng. Vào các dịp như lễ, Tết, giỗ chạp, người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng dâng lên ông bà tổ tiên, người đã khuất. Bát ăn cúng được dùng nhằm dâng lên đấng bề trên về cùng hưởng.
4. Bộ đũa thờ
Đũa thờ nằm cùng bộ với chén thờ, thường có 6 đôi đũa. Đây chính là vật phẩm để ông bà tổ tiên thưởng thức các món ăn do con cháu chuẩn bị. Người Việt tin rằng người đã khuất vẫn còn sống tại một thế khác, giống với chúng ta nên việc ăn uống được thực hiện tương tự.
5. Bộ ấm chén cúng nhỏ
Bộ ấm chén trà cúng thường bao gồm 1 ấm pha trà, 6 chén uống trà và một đĩa đựng ấm chén. Công dụng chính của vật phẩm này chính là dâng trà, nước lên ông bà tổ tiên. Các gia đình sẽ pha trà sau đó dâng lên ông bà vào các dịp lễ tế, giỗ chạp để đấng bề trên về thưởng trà.
6. Lọ cắm hoa
Lọ cắm hoa hay lọ lục bình là vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ của các gia đình. Công dụng chính của vật phẩm này là cắm hoa tươi dâng lên ông bà, đấng bề trên. Thông thường bình hoa sẽ được đặt cân xứng 2 bên cạnh mâm bồng trên bàn thờ hoặc được đặt 1 bình về phía Tây. Ngoài lục bình cắm hoa các gia đình có diện tích bàn thờ rộng có thể đặt thêm lục bình trang trí, phong thủy.
Mâm bồng hay còn gọi là đĩa đựng hoa quả là vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ của các gia đình. Công dụng chính của mâm bồng chính là đựng trái cây, bánh kẹo hay đồ lễ dâng lên ông bà tổ tiên. Thông thường mâm bồng sẽ được đặt cân xứng hai bên bàn thờ hoặc đặt 1 chiếc về phía Đông.
8. Nậm rượu và Kỷ chén
Nậm rượu trên bàn thờ có thể làm từ sứ hoặc bình nhựa tùy theo lựa chọn của gia chủ. Kỷ chén thường đạt riêng lẻ hoặc đặt chén trong kỷ chén thờ. Thông thường trên bàn thờ gia tiên sẽ có 2 nậm rượu đặt 2 bên và một kỷ chén 3, 5 ngai. Vào những ngày như rằm, mùng 1, lễ, giỗ, tết,… gia chủ sẽ rót nước và rượu vào kỷ chén dâng lên tổ tiên.
9. Chóe cúng – Chóe bầy
Chóe thờ hay chóe bầy trên bàn thờ gia tiên thường bao gồm 3 chiếc được dùng với mục đích đựng muối, gạo và nước hoặc rượu. Mục đích chính là dâng lên tổ tiên nhằm thể hiện lòng thành kính cũng như cầu mong sự no đủ, sung túc. Đối với các gia đình có kích thước bàn thờ vừa và nhỏ có thể bỏ qua chóe thờ.
10. Đèn thờ
Đèn thờ hay chân nến thờ là vật phẩm vô cùng quan trọng tại không gian thờ cúng của các gia đình. Công dụng chính của vật phẩm này là giữ ánh sáng trong quá trình thực hiện nghi lễ thờ cúng. Đèn thờ và chân nước thường bao gồm 1 cặp được đặt cạnh kỷ chén thờ. Người xưa cho rằng việc thắp sáng bàn thờ chính là cách để người đã khuất có thể trở về dương gian.
11. Di ảnh thờ
Di ảnh thờ chính là ảnh của người đã khuất được đặt theo quy tắc Nam tả – Nữ hữu trên bàn thờ. Tại một số vùng trong nước ảnh thờ thường chỉ được đặt trong vòng 3 năm đầu sau khi mất. Tại các vùng khác ảnh thờ lại được đặt qua nhiều thế hệ. Thông thường ảnh thờ sẽ được lồng khung gỗ hoặc khung kim loại cùng với kính trong suốt và đặt trên bàn thờ.
Cách sắp xếp và bày trí bàn thờ gia tiên theo phong thủy tín ngưỡng
Sau khi biết được bàn thờ gia tiên gồm những gì các gia đình cần biết cách sắp xếp các vật phẩm phong thủy theo đúng nguyên tắc trong tín ngưỡng tâm linh. Việc bày trí đồ thờ cúng đúng phong thủy sẽ tránh phạm húy, tránh những điều kiêng kỵ cũng như tăng may mắn cho các gia đình. Thông thường cách sắp xếp bàn thờ theo ngũ hành sẽ được căn cứ dựa trên các nguyên tắc về ngũ hành. Cụ thể:
- Hành Kim tương ứng với giá nến và lư đồng trên bàn thờ
- Hành Mộc tương ứng với bàn thờ, ngai thờ, bài vị và đũa thờ
- Hành Hỏa tương ứng với nhang hương, đèn dầu và nến khi thắp hương
- Hành Thủy tương ứng với bình hoa, chén nước, nậm rượu trên bàn thờ
- Hành Thổ tương ứng với đồ thờ cúng được làm từ gốm sứ trên bàn thờ
Việc bố trí, sắp xếp bàn thờ theo quy luật ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ trong trời đất mang đến ý nghĩa tốt đẹp cho các gia đình. Trên bàn thờ nên có đầy đủ các yếu tố về ngũ hành nhằm tạo sự cân bằng, hài hòa trong trời đất từ đó sinh vượng khí, tài vận, may mắn cho gia đạo.
Một số lưu ý khi sắp xếp bàn thờ gia tiên
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình cũng như phong tục, tập quán của từng vùng miền mà các gia đình có thể lựa chọn đồ thờ cúng khác nhau. Cụ thể với bàn thờ có kích thước vừa và lớn, dạng bàn thờ sập, tủ thờ có thể lựa chọn đồ thờ cúng với số lượng và kích thước lớn. Ngược lại bàn thờ treo có diện tích vừa và nhỏ chỉ nên lựa chọn bộ đồ thờ cúng có kích thước và số lượng món vừa phải.
Ngoài ra các gia đình có thể căn cứ vào tuổi, cung mệnh của gia chủ trong nhà để lựa chọn chất liệu đồ thờ cúng phù hợp. Căn cứ vào cung mệnh gia chủ nhằm tìm được vị trí và hướng đặt bàn thờ phù hợp với phong thủy và độ tuổi. Về cơ bản các gia đình cần chú ý một số lưu ý sau đây:
- Không đặt bàn thờ nằm gần, đối diện hay bên dưới nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng ngủ, nhà kho, phòng chơi trẻ em,…
- Bàn thờ cũng như các vật phẩm thờ cúng phải luôn đảm bảo sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, không đặt những thứ không cần thiết lên bàn thờ.
- Không đặt bàn thờ đối diện cửa sổ, gương hoặc ngay vị trí lối đi lại
- Hướng và vị trí đặt bàn thờ nên phù hợp với cung mệnh của gia chủ trong nhà
- Tốt nhất nên đặt bàn thờ tại phòng cao nhất trong nhà, hướng về nơi có ánh sáng, không khí thoáng đãng, sạch sẽ
- Khi lau dọn bàn thờ không được di chuyển, làm xê dịch hoặc làm động đến bát hương, di ảnh,…
- Không thờ cúng Phật, Thổ Địa, Thần tài hay các linh vật thờ cúng khác trên bàn thờ gia tiên
- Nên sử dụng hoa, trái cây tươi, đồ lễ đảm bảo để thờ cúng, dâng lên gia tiên