Bàn thờ cổ là một trong những loại bàn thờ đang được ưa chuộng hiện nay với hầu hết các gia chủ. Khác với những loại bàn thờ thông thường, đây là loại bàn thờ có sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu gỗ tự nhiên với các họa tiết hoa văn cổ kính, góp phần tạo nên sự trang trọng cho không gian thờ phụng của gia đình bạn. Sau đây, hãy cùng bàn thờ Baosaibantho.vn điểm qua các đặc điểm chính của loại bàn thờ độc đáo này nhé.
Mẫu bàn thờ cổ khá phổ biến
Hướng dẫn đặt bàn thờ cổ
Trước hết, việc đặt bàn thờ trong gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện sự thành kính với ông bà tổ tiên. Đặc biệt, việc thờ phụng thể hiện sự ghi nhớ nguồn cội, nếp sống có đạo hiếu của người Việt ta.
Bên cạnh đó, việc lắp đặt bàn thờ còn mang ý nghĩa tâm tâm linh lớn lao. Vì thế cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Những việc liên quan đến tâm linh là không thể xem nhẹ và cần phải có sự thành tâm nhất định.
Việc đặt bàn thờ được tin là có thể đem đến vận may cho gia chủ nếu thờ cúng cẩn thận. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể gặp phải xui xẻo nếu thờ cúng không chu toàn, thành tâm.
Việc lắp đặt bàn thờ cổ là sử dụng các loại bàn thờ có phong cách, mẫu mã cổ xưa để tạo nên không khí trang trọng, thành kính hơn cho nơi thờ phụng.
Những điều kiêng kỵ khi lắp đặt bàn thờ cổ
Theo quan niệm xưa để lại thì có một số điều cần phải kiêng khi đặt bàn thờ để tránh cho gia chủ những xui xẻo không đáng có:
- Bàn thờ tuyệt đối không áp lưng vào nhà bếp. Nếu để như vậy, gia chủ sẽ dễ dàng nổi cáu, tức giận, dễ mắc bệnh, nhất là bệnh về cột sống.
- Bàn thờ không được đặt phía sau hay đối diện nhà vệ sinh, nhà tắm do theo phong thủy, âm khí dễ khiến “chư thần thoái vị”. Vì thế mà gia chủ nhà dễ gặp ác mộng, đau lưng hay thậm chí là bị trúng gió.
- Sau bàn thờ cũng không được có cầu thang hay thang máy, vì như vậy gia chủ sẽ bị tán tài, dễ mắc bệnh đau lưng.
- Bàn thờ là nơi thờ phụng trang nghiêm, vì thế nên trên đó tuyệt đối không đặt các vật linh tinh như dao kéo, thuốc men,….
- Bàn thờ không nên đặt hoa nhựa mà nên dùng hoa tươi. Đặc biệt, kiêng kỵ việc để hoa héo trên bàn thờ.
- Nếu bàn thờ trong gia đình chung cư hay không có phòng thờ riêng thì nên dùng vách ngăn bàn thờ để che đi các loại tạp khí từ bên ngoài tác động vào không gian thờ phụng.
- Bàn thờ ở phòng riêng thì không nên mở cửa phòng để nắng, gió vào bởi như vậy sẽ làm mất đi vận khí của bàn thờ nhà bạn.
- Bàn thờ không nên được để mà không có chỗ dựa lưng vì khiến cho người trong nhà bất an, gia vận bấp bênh.
- Bàn thờ nên để ra một phòng, một góc hay một vị trí cố định, không cùng lối đi. Nếu đặt cùng chiều với lối đi sẽ gây ra bất an và tổn hại đến cung tài lộc. Nguy hiểm hơn là còn gây đến các vận xui, tai nạn.
- Bàn thờ nên để cùng với hướng nhà, nếu ngược hướng sẽ dễ dẫn đến xung đột, tranh chấp trong gia đình
Chất liệu, kích thước của các loại bàn thờ cổ
- Bàn thờ cổ thường được sản xuất bằng các loại gỗ như gỗ mít, gỗ hương…
- Kích thước 3 chiều cao, dài, rộng lần lượt là: 1m27 x 1m53 x 81cm
- Khác với các mẫu bàn thờ hiện đại, bàn thờ cổ luôn có kích thước lớn hơn và trông sang trọng hơn. Mẫu thờ cổ nhìn chung có phong cách cổ điển hơn. Vì đặc thù to và rộng nên cần phải tìm được các loại gỗ rắn chắc, hoa văn phải có đường nét rõ thì sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu của loại bàn thờ này.
- Họa tiết trên các mẫu thờ cổ xưa thường cầu kỳ, họa tiết chủ yếu là hình rồng, hình hoa sen, hình con công…Những họa tiết này thể hiện sự phú quý, cổ kính, điển hình cho văn hóa phương Đông.
Bởi các họa tiết trên loại bàn thờ này đều phức tạp như vậy nên đòi hỏi người thợ mộc cần có tay nghề cao và con mắt điêu luyện.
- Những, người ta thường sơn các loại sơn sáng nâu hoặc thiếp vàng cho bàn thờ cổ nhằm thể hiện lên sự quyền quý, trang trọng cho không gian thờ phụng của gia đình bạn.
Trên đây là những thông tin quan trọng trong phong thủy phòng thờ mà bạn nên biết để gặp nhiều may mắn tránh được tai họa. Chúc bạn thiết kế được căn phòng thờ ưng ý!